TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG KINH TẾ NÊN KIỆN TẠI TÒA ÁN HAY TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI ? HOTLINE TƯ VẤN: 0913 092 912 - 0982 69 29 12
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp theo quy định của pháp luật khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên khi việc thương lượng, hòa giải không đem lại tiếng nói chung cho các bên giao kết hợp đồng thì việc các bên đưa nhau ra trọng tài thương mại hoặc Tòa án để giải quyết là điều tất yếu.
Tòa án là phương thức giải quyết khá phổ biến khi Tòa án là một cơ quan trong bộ máy nhà nước thuộc nhánh tư pháp, nhân danh quyền lực của nhà nước để đưa ra phán quyết theo trình tự thủ tục nghiêm ngặt. Bản án của nhà nước sẽ được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bằng Tòa án bao gồm:
- Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa sơ thẩm gồm có khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải và chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa;
- Thủ tục xét xử phúc thẩm nếu có kháng cáo;
- Thủ tục xét xử lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật: bao gồm thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.
Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
Để lựa chọn được một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, Các bên nên hiểu rõ những ưu điểm, nhược điểm của hai phương thức giải quyết tranh chấp trên.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:
• Thông thường chi phí để giải quyết một tranh chấp hợp đồng của Tòa án sẽ thấp hơn so với trọng tài;
• Phán quyết của tòa án có giá trị thi hành cao vì được cưỡng chế thi hành bằng sức mạnh nhà nước;
• Trình tự tố tụng chặt chẽ theo quy định của pháp luật;
Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng Tòa án:
• Thủ tục thiếu linh hoạt và kéo dài;
• Tính xét xử công khai không phù hợp với hoạt động kinh doanh thương mại vì dễ ảnh hưởng đến uy tín và tiết lộ bí mật kinh doanh;
• Phán quyết có thể bị kháng cáo dẫn đến vụ tranh chấp bị kéo dài;
• Trình độ chuyên môn của thẩm phán về kinh doanh thương mại thường không chuyên sâu bằng trọng tài viên.
Ưu điểm của giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.
• Thủ tục linh hoạt, đơn giản, các bên có thể chủ động về thời gian và địa điểm giải quyết tranh chấp tùy vào từng trung tâm trọng tài;
• Đảm bảo bí mật hơn so với Tòa án;
• Các bên có thể lựa chọn trọng tài viên giải quyết nên có thể lựa chọn được các chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm thực tế;
• Phán quyết của trọng tài là phán quyết chung thẩm và không bị kháng cáo.
Nhược điểm của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
• Chi phí trọng tài thường cao hơn tòa án;
• Hai bên nhất thiết phải có thỏa thuận trọng tài có hiệu lực và có thể thực hiện được;
• Tính cưỡng chế thi hành của trọng tài thường không cao bằng Tòa án.
Cả Pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 và Luật trọng tài thương mại năm 2010 đều không có quy định minh thị về việc nên chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào vẫn tôn trọng thỏa thuận các bên, nhưng Nghị quyết số 01/2014/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có quy định về chủ đề này với 1 số lưu ý.
Cụ thể, theo khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 01/2014, “Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật Trọng tài Thương mại để từ chối thụ lý, giải quyết” và “trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện”.
Từ những ưu và nhược điểm của 02 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế trên cũng như trường hợp mà Tòa án buộc phải từ chối thụ lý, các bên sẽ căn cứ vào điều kiện, tình hình thực tế, nhu cầu của mình để lựa chọn phương thức sao cho phù hợp.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG, chúng tôi với đội ngũ Luật sư, chuyên gia nhiều kinh nghiệm chuyên sâu tư vấn, đại diện, bảo vệ trước Tòa án, Trọng tài thương mại các tranh chấp về kinh doanh thương mại, lao động, dân sự…phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dịch vụ Luật sư của chúng tôi bao trùm tư tư vấn giải pháp, thương lượng đàm phán hòa giải tới soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ khởi kiện, theo đuổi hồ sơ tới khi Tòa án, Trọng tài thụ lý hồ sơ kiện, tham gia tranh tụng bảo vệ quyền lợi hợp pháp tại Tòa án, Trọng tài tại các cấp xét xử và giai đoạn thi hành án.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW | since 2007
VPGD: P.905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, CầuGiấy, Hà Nội Email: luatsuanhbang@gmail.com | luatsuminhbang@gmail.com
Điện thoại: 0243.7.645.594 – 0243.7.673.930 – Fax: 0243.7.675.594
Hotline trưởng Hãng luật: Luật sư Bằng: 0913 092 912 * 0982 69 29 12
|