HÃNG LUẬT ANH BẰNG - QUY ĐỊNH VỀ NƠI CƯ TRÚ CỦA CÁ NHÂN.
Xác định đúng nơi cư trú của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính và xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết án kiện hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được chính xác nơi cư trú của mình theo quy định pháp luật.
Khoản 1 Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống”. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống.
Ngoài ra trong một số trường hợp cụ thể thì Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định:
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Nơi cư trú của người chưa thành niên.
Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Nơi cư trú của người được giám hộ.
Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.
Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Nơi cư trú của vợ, chồng.
Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Nơi cư trú của quân nhân.
Nơi cư trú của quân nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự là nơi đơn vị của quân nhân đó đóng quân.
Nơi cư trú của sĩ quan quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động.
Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)
1, Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
2, Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”
Và các trường hợp cụ thể trong Luật cư trú cũng tương đối giống với các quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015
Ngoài ra, khoản 1 Điều 5 Nghị định 31/2014/NĐ-CP giải thích về khái niệm cư trú cũng có quy định như sau:
“Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn hoặc ở nhờ của cá nhân, tổ chức tại thành phố trực thuộc trung ương phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố.”
Nơi cư trú được xác định theo đơn vị hành chính (xã, phường; quận, huyện; tỉnh).
Việc xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện và bảo vệ quyền của cá nhân, bảo đảm sự ổn định các quan hệ dân sự và sự quản lí về mặt nhà nước đối với cá nhân.Có thể kể đến:
- Là nơi cá nhân được bảo vệ các quyền công dân theo quy định của pháp luật.
- Là nơi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước trong quan hệ hành chính như xác nhận sơ yếu lý lịch, tình trạng hôn nhân, tiền án, tiền sự…
- Là nơi công dân có thể xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự như là mở thừa kế, xác định cá nhân mất tích hoặc đã chết, lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án, vụ việc…
Do đó, việc xác định không đúng nơi cư trú của một cá nhân chắc chắn sẽ đem đến một hậu quả pháp lý bất lợi cho cá nhân và những người liên quan khi tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Vì vậy để hiểu rõ hơn về các quy định nơi cư trú và bảo vệ được lợi ích hợp pháp của cá nhân một cách nhanh chóng kịp thời thì hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi - HÃNG LUẬT ANH BẰNG với triết lý hoạt động: Tạo lập, Nền tảng, Vững bền. Chúng tôi luôn cẩn trọng, nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Ngoài ra Quý vị có bất kỳ vấn đề pháp lý bận tâm nào khác về xác định nơi cư trú của cá nhân, tổ chức để thực hiện quyền khiếu kiện xin mời hãy liên hệ với chúng tôi để được các Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp và hoàn hảo. Đường dây tiếp nhận yêu cầu: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (Hành chính); Hotline: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (Ls Bằng) (24/7).
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007
VPGD: P.905, tòa nhà CT4.5, ngõ 6, phố Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 - Fax: 0243.7.675.594
Hotline trưởng văn phòng: 0913 092 912 - 0982 69 29 12
Web: anhbanglaw.com - luatsucovandoanhnghiep.vn - hangluatanhbang.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com - luatsucovandoanhnghiep@gmail.com
|