luật sư cố vấn doanh nghiệp

Tư vấn thành lập doanh nghiệp

Tư vấn sở hữu trí tuệ, bản quyền

Tư vấn kế toán thuế

Tư vấn mã số mã vạch, Tiêu chuẩn chất lượng

Tư vấn lao động, bảo hiểm xã hội

Thay đổi đăng ký kinh doanh
    Thứ sáu, Ngày 26/04/2024  
Hotline: Hãng Luật Anh Bằng: TVPL- 0913 092 912
Dịch vụ
Doanh nghiệp - Đầu tư
Kế toán thuế Doanh nghiệp
Dân sự - Đất đai - HNGĐ
Tranh tụng
Khiếu nại - Tố cáo
Tư vấn Hợp đồng
HỖ TRỢ Online


Album

 
Home > Dân sự - Đất đai - HNGĐ >
 Hãng Luật Anh Bằng. Căn cứ, cơ sở, điều kiện, thời hạn khiếu nại Giám đốc thẩm, Tái thẩm Hãng Luật Anh Bằng. Căn cứ, cơ sở, điều kiện, thời hạn khiếu nại Giám đốc thẩm, Tái thẩm , Hãng luật Anh Bằng

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | CĂN CỨ, CƠ SỞ, ĐIỀU KIỆN, THỜI HẠN KHIẾU NẠI GIÁM ĐỐC THẨM, TÁI THẨM BẢN ÁN DÂN SỰ.      

Giám đốc thẩm, Tái thẩm không phải là cấp xét xử, mà là thủ tục tố tụng đặc biệt để xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhằm đảm bảo tính chính xác, khách quan trong phán quyết của Tòa án, đặc biệt là trong lĩnh vực hình sự và dân sự. Qua đó, nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm của Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi xét xử và ra bản án/quyết định, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.

Cả hai đều có điểm giống  nhau đối tượng là những bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật trên thực tế buộc các chủ thể có liên quan phải tuân thủ chấp hành. Và khi phát hiện có sai sót thì bị kháng nghị bởi người có thẩm quyền.

A. Giám đốc thẩm là gì ?.

Căn cứ Điều 325, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015), giám đốc thẩm được hiểu là việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.

Căn cứ kháng nghị:

Căn cứ Điều 326, BLTTDS 2015: 

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Những căn cứ kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được pháp luật dựa trên cơ sở các sai lầm, vi phạm pháp luật của Tòa án trong việc giải quyết vụ án dân sự, cụ thể theo quy định tại Điều 326 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự.

Kết luận của tòa án trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án có nghĩa là tòa án đã giải quyết vụ án không đúng với bản chất của sự việc.

Các tình tiết khách quan của vụ án là những tình tiết tồn tại ngoài ý muốn của con người. Để đánh giá nhận thức đúng về các tình tiết vụ án, Tòa án phải có quan điểm toàn diện và khách quan. Mỗi tình tiết phải được tòa án xem xét thận trọng, đánh giá đầy đủ các mặt, các mối liên hệ của nó và phải đặt nó trong mối liên hệ biện chứng với các tình tiết khác của vụ án. Tòa án phải lấy sự thật làm căn cứ, không được suy diễn hoặc đưa ra những kết luận có tính chất chủ quan trước về vụ án khi chưa xem xét, đánh giá toàn bộ các tình tiết vụ án.

Theo đó, có thể thấy, kết luận của tòa án không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án được thể hiện dưới dạng chưa đủ các chứng cứ, tài liệu để giải quyết vụ án nhưng tòa án vẫn thực hiện việc giải quyết vụ án nên quyết định của tòa án thiếu cơ sở; Tòa án đánh giá sai chứng cứ, tài liệu của vụ án nên quyết định giải quyết vụ án sai…

Theo đó, để đảm bảo công bằng trong xét xử thì bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật đã căn cứ vào kết luận không đúng với bản chất của vụ án để giải quyết vụ án được xét lại.

Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau: khởi kiện, thụ lý, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm…Toàn bộ hoạt động của TAND, VKSND, các đương sự, những người tham gia tố tụng khác được tiến hành trong quá trình tố tụng đều phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng. Mọi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng đều có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án không đúng, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, nếu có vi phạm trong thủ tục tố tụng thì bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật phải được xem xét lại.

Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể thế nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Thực tế, các vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thường được hiểu dưới các dạng như vi phạm nguyên tắc cơ bản quy định tại Chương II Bộ luật tố tụng dân sự 2015, tòa án giải quyết vụ án sai thẩm quyền, thành phần hội đồng xét xử không đúng quy định của pháp luật; việc thu thập, xác minh, đánh giá chứng cứ…vi phạm pháp luật,...

Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Thời hạn phát hiện, khiếu nại kháng nghị:

- Đương sự, các bên có liên quan, tổ chức, cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật có quyền yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, quyết định kháng nghị bản án, quyết định đó theo thủ tục Giám đốc thẩm nếu có các căn cứ nêu trên.

Thời hạn kháng nghị:

Căn cứ Điều 334, BLTTDS, thời hạn người có thẩm quyền xem xét kháng nghị là 03 năm.Thời hạn kháng nghị có thể kéo dài thêm 02 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị nếu có đủ các điều kiện sau:

Đương sự đã có đơn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị xem xét kháng nghị và sau khi hết thời hạn kháng nghị vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

Căn cứ kháng nghị là bản án có hiệu lực vi phạm pháp luật, xâm hại nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, bên thứ ba, xâm hại đến lợi ích công cộng và kháng nghị để khắc phục sai lầm của bản án đó.

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Đương sự trong vụ việc dân sự không có quyền trực tiếp yêu cầu mở thủ tục giám đốc thẩm, mà chỉ được quyền đề nghị chủ thể có thẩm quyền xem xét.

Căn cứ Điều 331, BLTTDS 2015 chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bao gồm:

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao kháng nghị đối với bản án đã có hiệu lực pháp luật của tòa án nhân dân cấp cao, các tòa án khác;

Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Cấp cao kháng nghị bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện trong phạm vi lãnh thổ.

B. Tái thẩm là gì ?.

Căn cứ theo Điều 351 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 (BLTTDS 2015), tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi bản chất, cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Tái thẩm là một thủ tục đặc biệt, không phải là một cấp xét xử.

Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

Thứ nhất, là mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.

Khi xác định những tình tiết nào mới được phát hiện là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thì phải xét tới các vấn đề sau:

Tình tiết mới được phát hiện phải là tình tiết đã có vào lúc tòa án giải quyết vụ án mà tòa án và đương sự đã không thể biết được. Những tình tiết mới phát sinh sau khi tòa án giải quyết vụ án thì không phải là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, có thể là căn cứ để khởi kiện một vụ án khác.

Tình tiết tiết mới được phát hiện phải là những tình tiết quan trọng, liên quan đến vụ án, làm thay đổi bản chất, cơ bản nội dung vụ án, làm cho bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không hợp pháp, không có căn cứ. Đối với những tình tiết tuy mới được phát hiện nhưng không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật giữa các đương sự, không có mối quan hệ nhân quả đối với quyết định của tòa án tái thẩm thì cũng không là căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Những tình tiết mới được phát hiện làm căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm phải là những tình tiết tòa án muốn xác định được phải qua quá trình xét xử lại. Những tình tiết đã có sẵn trong hồ sơ vụ án, tòa án không đánh giá sử dụng hoặc những tình tiết đã có vào lúc tòa án giải quyết vụ án nhung do sai lầm nên tòa án không phát hiện được, không yêu cầu đương sự cung cấp thì không được coi là tình tiết mới.

Thứ hai, là có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng.

Bằng chứng, kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch là những phương tiện quan trọng được tòa án sử dụng để xác định sự thật của vụ án. Trong nhiều trường hợp, nó mang tính chất quyết định đối với việc giải quyết vụ việc dân sự. Vì vậy, khi có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch rõ ràng không đúng sự thật hoặc có giả mạo bằng chứng thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm.

Thứ ba, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật.

Thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên là những người có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án. Nếu họ đã cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì vụ án sẽ được giải quyết không đúng với bản chất của nó. Vì vậy, nếu đã phát hiện được thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật thì phải kháng nghị xét lại bản án, quyết định theo thủ tục tái thẩm. Tuy vậy, trên thực tế nhiều người có thể không đồng ý với quyết định của tòa án, họ có thể vu khống người này trong việc giải quyết vụ án. Do đó, khi xác định “thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố tình kết luận trái pháp luật” là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị cần thận trọng xem xét thật kĩ trước khi kháng nghị. Chỉ nên kháng nghị khi các hành vi lạm quyền trên của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên đã được xác định trong bản án, quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật và là nguyên nhân cho việc giải quyết vụ án không đúng.

Thứ  tư là bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà tòa án đã căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ.

Một sự kiện pháp lý nếu đã được xác định trong bản án, quyết định của tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi giải quyết vụ án, tòa án có thể căn cứ vào đó để giải quyết vụ án mà không cần phải xác định lại. Tuy vậy, nếu việc xác định sự kiện này của tòa án hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước đó có sai lầm nên bản án, quyết định của tòa án đã dựa vào để giải quyết vụ án đã bị huỷ thì phải kháng nghị để xét lại bản án, quyết định của tòa án vì nó đã giải quyết vụ án không đúng với bản chất của nó.

Để xác định căn cứ kháng nghị, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm có thể dựa vào những tin tức nhận được của các đương sự, các công dân, các tổ chức kinh tế, xã hội, các cơ quan nhà nước v.v. và cả phản ánh của tòa án đã giải quyết vụ án. Trường hợp đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện được tình tiết mới của vụ án thì thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục tái thẩm. Trường hợp viện kiểm sát, tòa án phát hiện được tình tiết mới của vụ án thì cũng phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị. Hậu quả của việc kháng nghị sẽ dẫn đến việc tòa án có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và tạm đình chỉ việc thi hành án. Vì vậy, người có thẩm quyền kháng nghị phải xác minh kĩ trước khi kháng nghị. Đối với bản án, quyết định nếu kháng nghị cũng không sửa chữa được thì không nên kháng nghị.

Trường hợp viện kiểm sát muốn nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét việc kháng nghị thì việc mượn hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ của viện kiểm sát ở thủ tục này cũng được tiến hành như ở thủ tục giám đốc thẩm.

Thời hạn phát hiện, khiếu nại kháng nghị:

- Đương sự, các bên có liên quan, tổ chức, cá nhân, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể yêu cầu người có thẩm quyền xem xét, quyết định kháng nghị bất cứ khi nào khi phát hiện được những tình tiết mới nêu trên.

Thời hạn kháng nghị tái thẩm.

Căn cứ theo quy định tại Điều 355 BLTTDS 2015, thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm là 01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền kháng nghị biết được căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm

Căn cứ theo Điều 354 BLTTDS 2015, những người sau đây có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm:

Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp cao;

Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao.

Chánh án Tòa án Nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Kết luận:

Tất cả những thông tin trên cho thấy được rằng giám đốc thẩm và tái thẩm là việc các chủ thể có thẩm quyền xem xét từ đó có thể chống lại bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm có hiệu lực pháp luật yêu cầu tòa cấp trên xét xử lại vụ án dân sự khi có căn cứ, cơ sở không đúng pháp luật. Quý khách hàng (thân chủ), Quý bạn đọc quan tâm, bận tâm xin liên hệ với Hãng Luật Anh Bằng để được tư vấn, trợ giúp theo đường dây nóng: 0913 092 912 - 0982 692 912.

Trân trọng.

 Hãng Luật Anh Bằng | Luật sư tư vấn | Dân sự | HNGĐ | Kinh tế | Lao động | Hành chính | Tranh tụng | Đại diện ...

HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007 | VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4.5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội | Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * E : luatsuanhbang@gmail.com | Hotline GĐ : 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng | Web: hangluatanhbang.vn 



    Các Tin khác
  + Như thế nào là "Tình tiết mới" trong vụ án Dân sự ? (16/02/2024)
  + Bản án hành chính về kiện quyết định thu hồi, bồi thường hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực được thi hành như thế nào ? (19/11/2023)
  + Con gái ở nhà chồng có được hưởng di sản của bố mẹ để lại không ? (29/10/2023)
  + Hãng Luật Anh Bằng - Những án lệ về Dân sự, Thừa kế, Đất đai, HNGĐ, Lao động, Kinh doanh thương mại (29/01/2023)
  + Hãng Luật Anh Bằng- Địa chỉ Luật sư với tôn chỉ hoạt động kiên quyết thượng tôn pháp luật, liêm chính, chính trực tại Hà Nội. (28/01/2023)
  + Điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...? (14/08/2022)
  + Thế nào là bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm?. Chế tài xử lý. (03/05/2022)
  + Mua bán nhà đất bằng Giấy viết tay, có được cấp Bìa đỏ không? (03/05/2022)
  + Quy định về Trình tự, Thủ tục Khiếu nại lĩnh vực đất đai. (03/05/2022)
  + Thế nào được coi là sử dụng đất ổn định, lâu dài ?. (03/05/2022)
  + Quy định về thừa kế theo pháp luật. (03/05/2022)
  + Cho vay tiền bằng miệng, có kiện đòi được không ?. (03/05/2022)
  + Thủ tục khởi kiện vụ án Ly hôn tại Tòa án. Hãng Luật Anh Bằng. (03/05/2022)
  + Chồng không ký đơn có ly hôn được không ? Thủ tục như thế nào ? (03/05/2022)
  + Khai nhận, phân chia Di sản thừa kế như thế nào ? (03/05/2022)
  + Luật sư đơn thư Khiếu Kiện, đại diện biện hộ, bảo vệ. (03/05/2022)
  + Di chúc miệng có hiệu lực, giá trị pháp lý không ? (03/05/2022)
  + Luật sư giỏi, chuyên lo về Đơn thư Khiếu, Kiện, tranh tụng, đại diện biện hộ, bảo vệ. (03/05/2022)
  + Tìm Luật sư giỏi, Văn phòng Luật sư gần Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội tại Quận cầu Giấy. (03/05/2022)
  + Tìm Luật sư giỏi tại Quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa, Tây Hồ, Nam Từ liêm, Bắc Từ Liêm Hà Nội. (03/05/2022)
 
Tin tức, sự kiện
Như thế nào là "Tình tiết mới" trong vụ án Dân sự ? Như thế nào là "Tình tiết mới" trong vụ án Dân sự ?
Bản án hành chính về kiện quyết định thu hồi, bồi thường hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực được thi hành như thế nào ? Bản án hành chính về kiện quyết định thu hồi, bồi thường hỗ trợ, tái định cư có hiệu lực được thi hành như thế nào ?
Quy định về quyền, nghĩa vụ của Người tố cáo Quy định về quyền, nghĩa vụ của Người tố cáo
Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng - Chế tài xử phạt như thế nào ? Vi phạm nghĩa vụ hợp đồng - Chế tài xử phạt như thế nào ?
Con gái ở nhà chồng có được hưởng di sản của bố mẹ để lại không ? Con gái ở nhà chồng có được hưởng di sản của bố mẹ để lại không ?
Như thế nào là chứng cứ ngoại phạm ? Như thế nào là chứng cứ ngoại phạm ?
Quy định về Án treo, Điều kiện hưởng án treo. Quy định về Án treo, Điều kiện hưởng án treo.
Hãng Luật Anh Bằng. Căn cứ, cơ sở, điều kiện, thời hạn khiếu nại Giám đốc thẩm, Tái thẩm Hãng Luật Anh Bằng. Căn cứ, cơ sở, điều kiện, thời hạn khiếu nại Giám đốc thẩm, Tái thẩm
Hãng Luật Anh Bằng- Địa chỉ Luật sư với tôn chỉ hoạt động kiên quyết thượng tôn pháp luật, liêm chính, chính trực tại Hà Nội. Hãng Luật Anh Bằng- Địa chỉ Luật sư với tôn chỉ hoạt động kiên quyết thượng tôn pháp luật, liêm chính, chính trực tại Hà Nội.
Điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...? Điều kiện, trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...?
Văn bản pháp luật mới

Nghị định số 15/2022/NĐ-CP Quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội
Thông tư 120/2021/TT-BTC Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Nghị định số 110/2021/NĐ-CP Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ
Nghị định số 102/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự
Thông tư số 100/2021/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
ĐÔI TÁC
Thống kê truy cập
Số người online: 17
Total: 4978035

 

 

HÃNG LUẬT ANH BẰNG

VP tại HN: P905, tòa nhà CT4-5, ngõ 6, đường Dương Đình Nghệ, P.Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội

VP tại HCM: 15B, đường số 22, P. Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh

Hotline: 0913 092 912

Zalo: 0982 692 912

Dây nói: 0243.7.675.594 | Fax: 37.675.594

Email : luatsuanhbang@gmail.com

  Copyright © ANHBANGLAW 2010

 ĐƯỜNG DÂY NÓNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT:  0913 092 912 - 0982 69 29 12

Google + Hon Nguyễn