HÃNG LUẬT ANH BẰNG. QUY ĐỊNH VỀ ỦY QUYỀN,VƯỢT QUÁ PHẠM VI ỦY QUYỀN. ĐT: 0913092912 * 0982 69 29 12
Trên thực tế, chúng ta thấy rằng không phải lúc nào các cá nhân đều có thể trực tiếp tham gia vào các quan hệ hợp đồng. Việc không có điều kiện hoặc không có khả năng tham gia trực tiếp trong một số giao dịch dân sự cụ thể có nhiều lý do khác nhau, như vậy thì một chủ thể có thể chuyển giao quyền thực hiện công việc của mình cho một chủ thể khác thực hiện thay. Điều này được pháp luật quy định rõ ràng trong Điều 562 BLDS năm 2015: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Chủ thể của hợp đồng ủy quyền gồm có: bên ủy quyền và bên được ủy quyền. Khi đó bên được ủy quyền sẽ nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. Bên được ủy quyền theo quy định tại điều 134 Bộ luật dân sự 2015 có thể là pháp nhân hoặc cá nhân. Đây là điểm mới so với Bộ luật dân sự 2005, theo quy định mới pháp nhân có thể là đại diện theo ủy quyền, pháp nhân thành lập hợp pháp thì sẽ có khả năng thực hiện các hành vi pháp lý. Do pháp nhân có cơ cấu tổ chức và năng lực về tài chính sẽ giúp việc thực hiện công việc được ủy quyền tốt hơn như vậy sẽ mang lại sự yên tâm và tin tưởng cao hơn cá nhân.
Về thời hạn ủy quyền các bên có thể thỏa thuận với nhau về thời hạn hoặc thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. (Điều 563 Bộ luật dân sự 2015).
Đối tượng của hợp đồng ủy quyền này là công việc có thể thực hiện và được phép thực hiện. Người được ủy quyền thực hiện công việc trong phạm vi, nội dung được ủy quyền. Trường hợp người được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá nội dung được ủy quyền sẽ phải thực hiện bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra.
Trong hợp đồng ủy quyền các bên cần xác lập rõ quyền và nghĩa vụ của mình để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật và để cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của các bên Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định như sau:
* Quyền, nghĩa vụ của bên được ủy quyền (Điều 565, 566 Bộ luật dân sự 2015).
1. Quyền của bên được ủy quyền.
- Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
- Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu hai bên có thỏa thuận.
2. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền.
- Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
- Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
- Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;
- Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ.
* Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho bên thứ ba khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Việc ủy quyền lại phải được bên bên ủy quyền đồng ý hoặc do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được;
- Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu;
- Hợp đồng ủy quyền lại có hình thức phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Người được ủy quyền lại cũng có quyền, nghĩa vụ đối với người ủy quyền lại như người ủy quyền lại đối với người ủy quyền.
* Quyền nghĩa vụ của bên ủy quyền (Điều 567, 568 Bộ luật dân sự 2015).
1. Quyền của bên ủy quyền.
- Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
- Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền nếu như không có thỏa thuận khác;
- Nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ, bên ủy quyền sẽ được bồi thường thiệt hại.
2. Nghĩa vụ của bên ủy quyền.
- Cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;
- Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
- Thanh toán chi phí hợp lý do bên được ủy quyền bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền. Ngoài ra bên ủy quyền trả thù lao cho bên được ủy quyền nếu có thỏa thuận về thù lao.
Và để tránh trườnng hợp trong quá trình thực hiện 1 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng và phát sinh tranh chấp thì thì Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau, theo Điều 569 Bộ luật dân sự 2015:
Trường hợp ủy quyền có thù lao:
- Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao tương ứng với công việc mà bên ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.
- Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và nếu có thiệt hại phải bồi thường cho bên ủy quyền.
Trường hợp ủy quyền không có thù lao:
- Bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên được ủy quyền trong một thời gian hợp lý. Ngoài ra bên ủy quyền phải thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền nếu không thông báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã chấm dứt)
- Bên được ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên ủy quyền trong một thời gian hợp lý.
* Bên cạnh quy định về ủy quyền thì Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về trường hợp người đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền. Vậy như thế nào là không vượt quá và vượt quá phạm vi ủy quyền ?.
Đại diện là việc một người (người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người được đại diện đồng ý hoặc biết mà không phản đối; nếu không được sự đồng ý thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện.
Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.
Trong trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với nhiều kinh nghiệm hoạt động tư vấn Hợp đồng, thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng, trung gian đại diện giải quyết tranh chấp hợp đồng, khởi kiện tranh chấp hợp đồng, tham gia tranh tụng tại Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho thân chủ trong các vụ án về tranh chấp hợp đồng. Chúng tôi đã tham gia trung gian hòa giải, thương lượng thành công cho hàng trăm vụ tranh chấp hợp đồng, giữ được hòa khí, mối quan hệ đối tác giữa các bên. Chúng tôi luôn nghiêm túc nghiên cứu toàn diện các quy định của pháp luật, quy phạm đạo đức, chuẩn mực xã hội…; áp dụng triệt để các biện pháp hợp pháp, hợp lệ để bảo vệ, biện hộ tối đa có thể các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân, tài sản…cho thân chủ. Quý khách có nhu cầu về tư vấn hợp đồng, mời luật sư bảo vệ, biện hộ tranh chấp hợp đồng xin vui lòng liên hệ với chúng tôi - HÃNG LUẬT ANH BẰNG để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Tôn chỉ hoạt động nghề nghiệp của HÃNG LUẬT ANH BẰNG là: ^^ Tạo lập Nền tảng Vững bền ^^ | Tạo lập một nền tảng pháp lý bền vững cho thân chủ, khách hàng.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 905, Tòa nhà CT4-5, ngõ 6,Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
E : luatsuanhbang@gmail.com * hangluatanhbang@gmail.com
W: anhbanglaw.com - luatsucovandoanhnghiep.vn - hangluatanhbang.vn
Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng
|