VAI TRÒ CỦA PHÁP CHẾ DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP TOÀN CẦU - CƠ HỘI - THÁCH THỨC VÀ RỦI RO | HÃNG LUẬT ANH BẰNG. HOTLINE: 0913 092 912 - 0982 69 29 12
Thương trường là một cuộc chiến đấu cam go và khốc liệt, nó là phép thử cho sự thích nghi, tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Cuộc chiến đấu này gần như không có điểm khởi đầu và điểm kết thúc, nó diễn ra mang tính thường nhật trong suốt quá trình tồn tại, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thương trường với các cơ hội, thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn đầy rẫy những rủi ro như những con sóng lớn mà nếu gặp phải nó sẽ khiến doanh nghiệp chao đảo, thậm chí rơi vào vực phá sản.
Trong bối cảnh đó, pháp chế có vai trò quan trọng để đảm bảo hoạt động và hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp. Có thể coi pháp chế là bộ phận đảm bảo về mặt pháp lý cho doanh nghiệp cũng như hạn chế những rủi ro, thiệt hại trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Qua đó, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ yên tâm hơn về các hoạt động của doanh nghiệp vì có một bộ phận kiểm tra, tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan đến các hoạt động kinh doanh hoặc một vấn đề phát sinh đột xuất.
Nói chung, có thể thấy, pháp chế doanh nghiệp là bộ phận thường trực pháp lý có nhiệm vụ thực hiện tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh đúng pháp luật và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
1. Việc hỗ trợ, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp về mặt pháp lý:
Đây này là một hoạt động cơ bản của pháp chế. Trước hết, pháp chế thường tập trung vào các lĩnh vực liên quan đến cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ, các giao dịch, hợp đồng, và các hoạt động thường nhật khác của công ty. Theo đó, hoạt động này thường tập trung vào các công việc:
- Soạn thảo, thẩm định các dự thảo văn bản nội bộ của doanh nghiệp;
- Kiếm sát việc tuân thủ pháp luật, quy định nội bộ doanh nghiệp của các bộ phận khác trong doanh nghiệp;
- Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng;
- Thẩm định các dự thảo thoả thuận, hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư;
- Soạn thảo, thẩm định các dự thảo văn bản gửi đến đối tác, cơ quan nhà nước.
Với công việc này, bộ phận pháp chế giúp hoạt động thường ngày của các doanh nghiệp trở nên đơn giản, hợp lý, hiệu quả và an toàn về mặt pháp lý. Qua đó, giúp lãnh đạo doanh nghiệp kiểm soát được chất lượng công việc thông qua kết quả công việc đã thực hiện.
Đồng thời, trong quá trình hỗ trợ, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, bộ phận pháp chế còn có vai trò cập nhật, xây dựng cho doanh nghiệp một hệ thống văn quản lý liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, hoạt động của doanh nghiệp đó. Theo đó, pháp chế sẽ cập nhật văn bản pháp luật về lĩnh vực hoạt động, và các thủ tục hành chính cần thiết cho từng bộ phận, cũng như cho lãnh đạo các cấp trong doanh nghiệp. Khi các bộ phận có vướng mắc về mặt pháp luật trong hoạt động của mình, bộ phận pháp chế sẽ là nơi giải đáp, hướng dẫn giải quyết những vướng mắc này. Có thể thấy, hoạt động cập nhật và hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật hiện hành của bộ phận pháp chế rất có giá trị khi đảm bảo việc thực hiện các hoạt động của doanh nghiệp nói chung và của từng bộ phận trong doanh nghiệp được thực hiện một cách trơn tru, và đúng theo quy định của pháp luật.
2. Giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp:
Đây là hoạt động đặc trách của bộ phận pháp chế khi có tranh chấp phát sinh. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, bộ phận pháp chế sẽ giúp cho doanh nghiệp có được phương án giải quyết tốt nhất và nắm được thế chủ động với mọi tình huống có thể phát sinh.
Khi phát sinh tranh chấp, các tranh chấp này có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, như chi phí giải quyết lớn, giảm ủy tín của doanh nghiệp khi không có phương thức giải quyết tốt nhất. Vào lúc này, bộ phận pháp chế sẽ có vai trò rất quan trọng khi tham vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp các phương thức giải quyết an toàn, hiệu quả. Khi đó, bộ phận pháp chế phối hợp với các bộ phận có liên quan sẽ tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp phương án giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất. Thậm chí, bộ phận pháp chế có thể giúp lãnh đạo doanh nghiệp tham gia tranh tụng tại các cơ quan tài phán giải quyết các tranh chấp này.
Đồng thời, trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp, bộ phận pháp chế sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, Tòa án, Trọng tài, Thi hành án....Việc liên hệ này sẽ giúp cho doanh nghiệp chủ động giải quyết tranh chấp, đặc biệt là với những loại tranh chấp mới gặp, những tranh chấp quá khó khăn đối với bộ phận pháp chế.
3. Đảm bảo hạn chế rủi ro:
Việc đảm bảo hạn chế rủi ro thường được thể hiện qua hoạt động tham vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp về quản trị rủi ro. Những rủi ro này phát sinh trong nội bộ như tranh chấp giữa các thành viên góp vốn, thành viên Ban điều hành; tranh chấp lao động; hoặc đến từ bên ngoài như tranh chấp từ hợp đồng, ngoài hợp đồng, sự thay đổi chính sách pháp luật...
Việc quản trị rủi ro là hoạt động mang tính chiến lược, lâu dài với mục tiêu đảm bảo việc hoạt động của doanh nghiệp trở nên hiệu quả và an toàn nhất về mặt pháp lý. Đối với bộ phận pháp, hoạt động này luôn được tiến hành song song với hoạt động hỗ trợ, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp về mặt pháp lý. Hai hoạt động này luôn có tác động qua lại và bổ trợ cho nhau.
Đối với rủi ro nội bộ, việc tham vấn cho lãnh đạo sẽ về nội dung của các văn bản quản lý nội bộ như Điều lệ doanh nghiệp, Quy chế hoạt động, Nội quy lao động, mẫu HĐLĐ… do những rủi ro nội bộ thường phát sinh từ những lỗ hổng của các văn bản nội bộ này. Việc quản trị rủi ro nội bộ thường đan xen với công việc soạn thảo, thẩm định các dự thảo văn bản, kiểm sát việc tuân thủ pháp luật, quy định nội bộ doanh nghiệp. Từ những hoạt động này, bộ phận pháp chế sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế được những rủi ro nội bộ có thể phát sinh và có phương thức giải quyết nhanh nhất những rủi ro phát sinh.
Rủi ro phát sinh từ bên ngoài có thể lường trước thường được thể hiện dưới một số hình thức như tranh chấp về hợp đồng, giao dịch, tranh chấp ngoài hợp đồng, nghĩa vụ tài chính với nhà nước,…
Các rủi ro đến từ tranh chấp từ các giao dịch, hợp đồng là dạng rủi ro có thể lường trước hay gặp nhất của doanh nghiệp. Do vậy, việc quản trị rủi ro dạng này được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị tham gia giao dịch, giao kết hợp đồng. Đồng nghĩa với đó, việc quản trị rủi ro được thực hiện song song với quá trình tham gia đàm phán, thương lượng hợp đồng hay soạn thảo, thẩm định các dự thảo hợp đồng và các văn bản khác khi gửi đến đối tác giao dịch.
Rủi ro về nghĩa vụ tài chính với nhà nước thường phát sinh khi các bộ phận trong doanh nghiệp gặp vướng mắc về pháp lý khi thực hiện các thủ tục hành chính về thực hiện nghĩa vụ tài chính. Nói cách khác để quản trị được dạng rủi ro này, việc cập nhật và hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật nói chung và các quy định pháp luật về thuế, bảo hiểm xã hội,… nói riêng phải được tiến hành một cách khoa học, hiệu quả.
Để có thể quản trị những dạng rủi ro này một cách hiệu quả, việc hỗ trợ, đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp về mặt pháp lý cần được bộ phận pháp chế thực hiện một cách cụ thể, chính xác, khoa học.
Việc quản trị rủi ro khi có sự thay đổi chính sách pháp luật là một công việc quan trọng của bộ phận pháp chế. Khi có sự thay đối chính sách pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, thì hoạt động của doanh nghiệp đó có thể sẽ bị sự ảnh hưởng phần nào để bảo đảm việc thực hiện đúng các quy định mới của pháp luật. Do đó, việc dự báo chính sách pháp luật cũng như việc ứng phó hậu quả xảy ra luôn có vai trò quan trọng khi có sự thay đổi chính sách pháp luật. Và bộ phận pháp chế, nơi đảm bảo an toàn về mặt pháp luật cho doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình quản trị dạng rủi ro này.
Bài viết có tính chất tham khảo *
DỊCH VỤ LUẬT SƯ RIÊNG DOANH NGHIỆP, CÔNG TY TẠI HÃNG LUẬT ANH BẰNG. HOTLINE: 0913 092 912 - 0982 69 29 12
Chúng tôi - HÃNG LUẬT ANH BẰNG, Một hãng luật chuyên nghiệp hàng đầu, với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động tại Hà Nội về Dịch vụ Luật sư riêng (Luật sư pháp chế) cho công ty, doanh nghiệp, doanh nhân. Chúng tôi cam kết cung ứng dịch vụ nhanh nhất, kịp thời, bám sát, bao quát hoạt động sản suất, kinh doanh, đầu tư của Quý khách hàng với chất lượng đẳng cấp, chuyên sâu hoàn hảo và hiệu quả. Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là: Tạo lập || Nền tảng || Vững bền. Tạo lập một nền tảng pháp lý bền vững cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư… của Quý Doanh nghiệp, Doanh nhân, Thân chủ.
Sử dụng Dịch vụ Luật sư riêng (Luật sư pháp chế) của chúng tôi, Quý vị:
Không cần:
=> Phòng, Ban, Bộ phận Pháp chế - tuân thủ trong cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp;
=> Cán bộ, nhân sự Pháp chế cơ hữu (Người lao động theo chế độ Hợp đồng).
Không lo:
- Chi phí nhiều mang tính hành chính cố định cho bộ phận Pháp chế;
- Chi phí Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...
Mà được:
(i) Các Luật sư, chuyên gia nhiều kinh nghiệm cố vấn pháp lý;
(ii) Cơ hữu cả bộ máy của Hãng Luật về các lĩnh vực: Doanh nghiệp | Đầu tư | Dự án | Đất đai| Sở hữu trí tuệ | Thuế | Lao động | Bảo hiểm xã hội | Hợp đồng | Kiểm soát rủi ro | Thu hồi nợ | Khiếu kiện | Đại diện…
Không cần, Không lo Mà được đó nằm trong gói Dịch vụ Luật sư riêng - Luật sư Pháp chế Doanh nghiệp của Hãng Luật Anh Bằng *
Trân trọng.
HÃNG LUÂT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007
VPGD: P.905, Tòa nhà CT4.5, Ngõ 6, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội | Hotline: 0913092912 0982 69 29 12 Ls Bằng | Tell: 0243.7.675.594 | Fax: 0243.7.675.594 | E: luatsuanhbang@gmail.com | luatsuminhbang@gmail.com W: anhbanglaw.com * luatsucovandoanhnghiep.vn * hangluatanhbang.vn
|