QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC BẢO HỘ ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ . DỊCH VỤ TƯ VẤN BẢO HỘ ĐỘC QUYỀN SÁNG CHẾ. HOTLINE: 0913092912 - 0982 69 29 12
Sáng chế là một tài sản vô giá, là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Bảo hộ sáng chế là một lợi thế và mang lại cho công ty được độc quyền sử dụng và khai thác sáng chế đến 20 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Việc đăng ký bảo hộ sáng chế có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tuy vậy để được bảo hộ sáng chế cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Vai trò của sáng chế đối với sự phát triển của nền công nghiệp thế giới:
Bằng độc quyền sáng chế tạo điều kiện cho chuyển giao công nghệ và đầu tư. Một hệ thống bằng độc quyền sáng chế mạnh và sự thực thi phù hợp là điều kiện tiên quyết cho hoạt động chuyển giao công nghệ và đầu tư. Sáng chế là tài sản trí tuệ quan trọng thúc đẩy kinh tế, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Sáng chế đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia, khu vực. Không chỉ vậy, sáng chế làm thay đổi nền sản xuất, phương thức sản xuất toàn cầu: Thủ công, cơ giới hóa, tự động hóa, trí tuệ nhân tạo - công nghiệp 4.0.
Khái niệm sáng chế:
Điều 4 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009 (Luật SHTT) tại Khoản 12 quy định: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Quy định về các điều kiện đáp ứng yêu cầu bảo hộ đối với sáng chế:
- Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ:
Điều 58 Luật SHTT quy định điều kiện bảo hộ đối với sáng chế như sau:
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp”
Tính mới của sáng chế được quy định tại Điều 60 Luật SHTT như sau:
1. Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật SHTT công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.
Trìnhđộ sáng tạo của sáng chế được quy định Điều 61 Luật SHTT:
“Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
Khả năng áp dụng công nghiệp đối với sáng chế được quy định tại Điều 62 Luật SHTT:
“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.”
* Đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế:
- Với vai trò, điều kiện nghiêm ngặt để được bảo hộ đối với sáng chế, do vậy không phải bất kỳ phát minh, giải pháp, quy trình…nào cũng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế. Điều 59 Luật SHTT quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế như sau:
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG với hơn 10 năm kinh nghiệm, một hãng luật chuyên sâu về Doanh nghiệp và Sở hữu trí tuệ. Chúng tôi có một đội ngũ Luật sư, chuyên gia giàu kinh nghiệm tư vấn chuyên sâu về các điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục bảo hộ độc quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích và kiểu dáng công nghiệp. Quý vị có nhu cầu tư vấn các vấn đề về sở hữu trí tuệ, các điều kiện bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thủ tục đăng ký bảo hộ độc quyền sáng chế, giải pháp hữu ích và các vấn đề khác về sở hữu trí tuệ, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi - HÃNG LUẬT ANH BẰNG để được tư vấn trao giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, hoàn hảo. Hotline tư vấn: 0913092912 * 0982 69 29 12 - Ls. ThS Bùi Minh Bằng.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
Web: anhbanglaw.com - luatsucovandoanhnghiep.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com - hangluatanhbang@gmail.com
Hotline Tư vấn Sở hữu trí tuệ: 0913 092 912 * 0982 69 29 12 - Luật sư Bằng
|