SÁP NHẬP VÀ THÂU TÓM NHÌN NHẬN DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH | TƯ VẤN MUA BÁN, SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP (M&A) - 0913 092 912 * 0982 69 29 12
Cùng xu thế hội nhập nhanh chóng với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang dần trở thành một thị trường đáng quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì thế, mức độ cạnh tranh của thị trường này trở nên ngày càng khốc liệt hơn. Nhiều doanh nghiệp đã phải vất vả để tồn tại và phát triển, trong đó có nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách kết hợp với nhau để nâng cao sức cạnh tranh thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập (Merger & Acquisition- viết tắt là M&A). Hàng loạt các vụ mua bán sáp nhập diễn ra trên khắp thế giới, khắp các ngành nghề, khắp các công ty, tập đoàn cả trong và ngoài nước đã cho thấy rằng thâu tóm và sáp nhập không chỉ là cách “nương nhau cùng vượt lũ” mà còn là cách tiêu diệt nhau trong bối cảnh đầy khó khăn của thị trường. Từ thực tế đó, phần bài viết dưới đây xin đề cập đến vấn đề sáp nhập, thâu tóm doanh nghiệp nhìn nhận dưới góc độ cạnh tranh không lành mạnh nhằm giúp các doanh nghiệp tránh được rủi ro và đưa ra cách giải quyết thuyết phục nhất.
Một vài thương vụ sáp nhập gần đây phải kể đến như các tập đoàn bán lẻ Thái Lan thâu tóm BigC, vụ mua lại chuỗi siêu thị Metro Cash & Carry Việt Nam của tập đoàn Metro Group (Đức), hay sự kiện AON Holding mua lại tòa nhà Keangnam Landmark 72 tại Hà Nội từ Tập đoàn Keangnam,...Và gần đây nhất là sự kiện ngày 26/3/2018, Grap chính thức công bố mua lại toàn bộ dịch vụ đặt xe công nghệ và giao nhận thức ăn của Uber tại Đông Nam Á. Bằng việc hãng Grap tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, thì đổi lại Uber sẽ nhận được 27,5% cổ phần trong Grap, con số tương ứng với thị phần hiện nay của Uber tại khu vực. Lịch sử kinh tế thế giới cũng từng công nhận rất nhiều thương vụ sáp nhập, thâu tóm, cho phép các doanh nghiệp tiến hành hợp nhất với mục đích giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu, cải thiện tình hình tài chính. Tuy nhiên trước sức ép của nền kinh tế thế giới khiến các doanh nghiệp Việt Nam có phần “chao đảo”, bên cạnh việc nới lỏng chế tài để các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, Bộ Công thương cũng đã có những biện pháp quán triệt nhất định, tránh xảy ra hiện tượng doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, cạnh tranh không lành mạnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và tác động trực tiếp tới người tiêu dùng.
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp là một trong các hoạt động nhằm tổ chức, cơ cấu lại doanh nghiệp. Trong đó, hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam diễn ra hết sức sôi động trong thời gian gần đây, ngày càng phổ biến và trở thành xu thế tất yếu của mọi doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực nếu muốn đứng vững và phát triển trong thương trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Các thương vụ sáp nhập ngân hàng là minh chứng điển hình. Có thể kể tới như sự kiện đình đám Habubank nhập vào SHB; MDB (Ngân hàng TMCP phát triển Mê Công) sáp nhập vào Maritime Bank; SCB, FicomBank, TinnghiaBank sáp nhập làm một ngân hàng hay Sacombank và Southern Bank sáp nhập tạo nên một ngân hàng Sacombank lớn mạnh đứng thứ 5 tại Việt Nam chỉ sau 4 ngân hàng quốc doanh là Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV,... Trên thế giới, phải kể đến những thương vụ sáp nhập lớn như: tại Mỹ, Bank of America mua lại Merrill Lynch, Wells Fargo mua lại ngân hàng Wachovia; tại Nhật Bản, Mitsubishi UFJ Financial Group là kết quả của sự sáp nhập giữa hai ngân hàng UFJ Holding và Mitsubishi Tokyo Financial Group hay vụ sáp nhập lớn nhất chưa từng thấy trong lịch sử ngân hàng châu Âu là vụ ABN Amro của Hà Lan và Barclays PLC của Anh đã sáp nhập với nhau.
Theo quy định của Luật Cạnh tranh 2004, sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp là một trong các hoạt động tập trung kinh tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên để hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, mang mục đích tư lợi, gây lũng đoạn thị trường, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, Điều 20 Luật Cạnh tranh 2004 quy định như sau: “Các doanh nghiệp tập trung kinh tế có thị phần kết hợp từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp đó phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế. Trường hợp thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thấp hơn 30% trên thị trường liên quan hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì không phải thông báo”. Đại diện hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế thuộc diện phải thông báo chỉ được làm thủ tục tập trung kinh tế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp sau khi được cơ quan quản lý cạnh tranh trả lời bằng văn bản về việc tập trung kinh tế không thuộc trường hợp bị cấm. Một ngoại lệ có thể kể tới trong thời gian qua là trong thương vụ thâu tóm Công ty cổ phần Thế giới số Trần Anh của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới di động, tuy không thuộc trường hợp bị cấm theo Điều 18 Luật cạnh tranh 2004 và sức mạnh cạnh tranh thị trường của Thế giới di động tăng không đáng kể do trước đó doanh nghiệp này đã chiếm vị trí thống lĩnh với hơn 30% thị phần nhưng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng vẫn tiến hành giám sát nhằm kịp thời phát hiện và xử lý nếu Thế Giới Di Động lạm dụng vị trí thống lĩnh để thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Như vậy, pháp luật thừa nhận việc sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn đưa ra những trường hợp hạn chế quyền này, trường hợp nào phải xin phép Cơ quan quản lý cạnh tranh, tránh trường hợp lách luật dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Đứng trước những cơ hội và thách thức trong thời buổi mở cửa thị trường và cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh 2004 cũng đã bộc lộ những hạn chế. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về hành vi cạnh tranh không lành mạnh càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết nhằm bảo vệ người tiêu dùng, sự vận hành ổn định của thị trường và tạo ra một hành lang pháp lý minh bạch cho thị trường mua bán, sáp nhập thương hiệu tại Việt Nam.
Chúng tôi, HÃNG LUẬT ANH BẰNG - Hãng luật chuyên sâu tư vấn, cung ứng dịch vụ pháp lý về Doanh nghiệp và Sở hữu trí tuệ. Hoạt động từ năm 2007, chúng tôi đã tạo lập được một nền tảng, bề dày kinh nghiệm hoạt trong việc tư vấn giải pháp tối ưu, an toàn, kiểm soát rủi ro cho khách hàng, thân chủ đồng thời đảm bảo được việc tích hợp được lợi ích, quyền lợi của nhà đầu tư, đối tác để tận dụng cơ hội cho khách hành, thân chủ của mình. Chúng tôi, đã tư vấn, cung ứng dịch vụ mua bán, sáp nhập (M&A), tái cấu trúc, tái cơ cấu cho hàng trăm doanh nghiệp, dự án tại Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước. Các dự án sau khi được M&A, tái cấu trúc, tái cơ cấu hoạt động ổn định, hiệu quả và phát triển trên một nền tảng pháp lý vững chắc.
Với bề dày kinh nghiệm thực tế của mình, HÃNG LUẬT ANH BẰNG chắc chắn khẳng định rằng trao giải pháp, giải quyết thành công mọi tình huống mua bán, sáp nhập - M&A, tái cấu trúc, tái cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp phức tạp, có độ khó, bận tâm nhiều về pháp lý; kiểm soát rủi ro, an toàn cho khách hàng, thân chủ cũng như mang lại sự yên tâm, tin cậy cho nhà đầu tư, đối tác.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW | since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1, Phố Dương Đình Nghệ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Web: anhbanglaw.com | luatsucovandoanhnghiep.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com | luatsuminhbang@gmail.com
Điện thoại: 0243.7.645.594 - 0243.7.673.930 - Fax: 0243.7.675.594
Hotline trưởng Hãng luật: Luật sư Bằng: 0913 092 912 * 0982 69 29 12
|