Quy định về thế chấp, cầm cố tài sản;đăng ký giao dịch đảm bảo.
Cầm cố tài sản và thế chấp tài sản là 2 trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định Bộ luật Dân sự năm 2015.
Đối với cầm cố tài sản:
Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”
Về hiệu lực Điều 310 quy định:
1, Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2, Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.
Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Về chấm dứt cầm cố tài sản Điều 315 nêu ra các trường hợp:
1, Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
2, Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3, Tài sản cầm cố đã được xử lý.
4, Theo thỏa thuận của các bên.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet
Đối với thế chấp tài sản:
Định nghĩa cầm cố tài sản được quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”
Về hiệu lực của thế chấp Điều 319 quy định:
1, Hợp đồng thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2, Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.”
Về chấm dứt thế chấp tài sản Điều 327 nêu ra các trường hợp:
Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1, Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
2, Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3, Tài sản thế chấp đã được xử lý.
4, Theo thỏa thuận của các bên.”
Và trong một số trường hợp của cầm cố và thế chấp tài sản, pháp luật quy định phải đi đăng ký giao dịch bảo đảm. Cụ thể khoản 1 Điều 3 Nghị định số: 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm định nghĩa: “Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm”. Cụ thể tại
Điều 4 Nghị định này cũng nêu ra các trường hợp đăng ký, bao gồm:
1, Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2, Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.”
Về phương thức nộp hồ sơ Nghị định số: 102/2017/NĐ-CP cũng quy định 4 phương thức tại Điều 13:
1, Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
2, Nộp trực tiếp;
3,Qua đường bưu điện;
4, Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm”
Để hiểu chi tiết hơn về cách thức đăng ký các biện pháp bảo đảm hãy nhanh chóng liên hệ với HÃNG LUẬT ANH BẰNG. Chúng tôi - hãng luật hàng đầu tại Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn, cung ứng các dịch vụ pháp lý về đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân khi thực hiện các tranh chấp liên quan đến tranh chấp liên quan đến dân sự, đất đai, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, hành chính, lao động...;...; dịch vụ cử Luật sư bảo vệ tại Tòa án... Với triết lý hoạt động: Tạo lập, nền tảng, vững bền, HÃNG LUẬT ANH BẰNG luôn cẩn trọng, nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng. Quý vị có bất kỳ vấn đề pháp lý bậm tâm nào về cầm cố, thế chấp tài sản hay về việc đăng ký giao dịch bảo đảm xin mời hãy liên hệ với chúng tôi để được các Luật sư với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn giải pháp tối ưu và thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp và hoàn hảo. Đường dây tiếp nhận yêu cầu tư vấn: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 (Hành chính); Hotline: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 (Ls Bằng).
Trân trọng.
Hãng Luật Anh Bằng | Tư vấn | Dân sự | Đất đai | Hôn nhân gia đình | Kinh doanh thương mại | Hành chính | Lao động
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 905, Tòa nhà CT4-5, ngõ 6,Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa,
Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
E : luatsuanhbang@gmail.com * hangluatanhbang@gmail.com
W: anhbanglaw.com - luatsucovandoanhnghiep.vn - hangluatanhbang.vn
Hotline GĐ : 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng
|