NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ SỞ HỮU 100% CỔ PHẦN CÔNG TY ĐẠI CHÚNG. HÃNG LUẬT ANH BẰNG - TƯ VẤN CHUYỂN NHƯỢNG, MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY: HOTLINE: 0243.7.673.930 - 0913 092 912 - 0982 69 29 12
Công ty đại chúng là một chủ thể quan trọng của thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, việc xây dựng chế định pháp lý về công ty đại chúng luôn là một trong những nội dung cốt lõi trong công tác xây dựng pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở mỗi quốc gia. Nước ta cũng vậy, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đến pháp luật thị trường chứng khoán khi ban hành ra Luật chứng khoán 2006. Luật chứng khoán sửa đổi bổ sung năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 60/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán.
Theo Luật chứng khoán, công ty đại chúng là công ty thuộc một trong ba trường hợp: đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng; công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán; công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lên đã góp từ mười tỷ Việt Nam đồng trở lên.
Hình thức thành lập một công ty đại chúng không quá khó khăn, do vậy thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán. Chính vì vậy, Nhà nước, Chính phủ liên tục thay đổi những quy định, thể lệ góp vốn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán. Cụ thể là ở Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ban hành ngày 26/5/2015 đã dỡ bỏ hạn chế sở hữu nước ngoài áp dụng đối với chứng khoán của nhà đầu tư nước ngoài, tuy nhiên việc dỡ bỏ này có kèm theo điều kiện.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư nhiều hơn 49% hoặc thậm chí 100%, vốn có quyền biểu quyết của công ty đại chúng trong trường hợp phạm vi đăng ký kinh doanh của công ty này bao gồm các ngành nghề mà Luật Việt Nam, hoặc cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hoặc điều ước quốc tế khác trong trường hợp được áp dụng cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư như vậy. Hơn nữa, khi một công ty đại chúng hoạt động ngành nghề không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài, và ngành nghề đó cũng chưa được Luật Việt Nam quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong ngành nghề kinh doanh đó, thì vẫn áp dụng quy định về giới hạn 49% vốn có biểu quyết trong công ty đại chúng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Quy định này đến nay vẫn được áp dụng.
Tuy nhiên, gần đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đăng tải toàn bộ dự thảo Luật Chứng khoán và dự thảo tờ trình Chính phủ của dự án Luật chứng khoán để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý. Dự kiến, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ trình Quốc Hội xem xét, biểu quyết thông qua Quý 4/2019. Một trong những nội dung được các nhà đầu tư quan tâm chính là việc mở rộng tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty đại chúng.
Theo khoản 1, Điều 32 Dư thảo Luật Chứng khoán: “Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng là không hạn chế, ngoại trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài không vướt quá mức thấp nhất trong ngành, nghề có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu nước ngoài.” Qua đây có thể thấy rằng đã có một sự thay đổi lớn khi tỷ lệ sở hữu vốn có quyền biểu quyết hiện nay đã được mở rộng đến 100% kể cả những ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà Chính phủ không quy định về tỷ lệ sở hữu. Dự thảo sửa đổi cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền nắm đa số cổ phần của các công ty hoạt động trọng các lĩnh vực được coi là không quan trọng đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên việc các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty ở Việt Nam vẫn cần nhận được sự chấp thuận của các cổ đông để nắm giữ 100% quyền sở hữu.
Như vậy, việc tăng tỷ lệ sở hữu từ 49% lên đến 100% giúp các nhà đầu tư nước ngoài có thêm quyền quản lý. Đây là nguồn động lực to lớn giúp các nhà đầu tư nước ngoài thâm nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam, mang lại nguồn lợi nhuận to lớn và lâu dài cho nền kinh tế nước nhà. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã và đang tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phá bỏ mức trần sở hữu vốn nước ngoài, nhưng việc quyết định nâng mức vẫn phụ thuộc vào cổ đông của các công ty. Tuy vậy, các doanh nghiệp cần phải lưu ý việc nâng tỷ lể sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên sẽ dễ đưa doanh nghiệp từ doanh nghiệp trong nước trở thành doanh nghiệp nước ngoài. Do doanh nghiệp hay nhà đầu tư nước ngoài phải chịu một số giới hạn, ràng buộc nhất định trong hoạt động kinh doanh đối với doanh nghiệp trong nước. Do vậy, mặc dù sự thay đổi về mức vốn có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc nắm quyền quản lý nhưng cũng gây ra khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước khi chuyển đổi tỷ lệ vốn góp khi phải đáp ứng điều kiện, thủ tục đầu tư, góp vốn, mua chứng khoán, phần vốn góp của tổ chức kinh tế,… Vậy nên, khi tiến hành việc nâng mức sở hữu vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải thận trọng trước khi đưa ra quyết đinh.
Nhìn chung, đây là một điểm thay đổi tích cực trong dự thảo Luật chứng khoán mà sắp tới Ủy ban Chứng khoán nhà nước trình Chính phủ. Nếu dự thảo này được thông qua thì đây sẽ là một tin vui cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra một cú hích lớn thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động mạnh mẽ và phát triển, tạo bước đà đột phá trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007
Thương hiệu mạnh về dịch vụ Luật sư Tư vấn Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
VPGD: P.905, tòa nhà CT4.5,ngõ 6, Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 - 0243.7.675.594 - Fax: 0243.7.675.594
Hotline Giám đốc: 0913 092 912 - 0982 69 29 12. Luật sư Minh Bằng
Web: anhbanglaw.com - luatsucovandoanhnghiep.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com - luatsubencanhdoanhnghiep@gmail.com
|