QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ LÀ GÌ ?. CĂN CỨ ĐỂ PHÁT SINH, XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ || DỊCH VỤ TƯ VẤN BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ. HOTLINE: 0913 092 912 - 0982 69 29 12
Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện nay, hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Do vậy, Quyền sở hữu trí tuệ (Quyền SHTT) càng được chú trọng bảo vệ. Vậy, quyền sở hữu trí tuệ là gì? Căn cứ để phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
* ) Khái niệm Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT):
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 (Luật SHTT) tại Khoản 1, Điều 4 quy đinh: “Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.”.
Khái niệm Quyền tác giả, Quyền liên quan đến quyền tác giả , Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền đối với giống cây trồng được quy định tại Khoản 2,3,4,5 Điều 4, Luật SHTT như sau:
» Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
» Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
» Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
» Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
* ) Căn cứ để phát sinh, xác lập quyền Sở hữu trí tuệ:
Điều 6 Luật SHTT quy định về căn cứ để phát sinh, xác lập quyền SHTT như sau:
1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l¬ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch¬ưa công bố, đã đăng ký hay ch¬ưa đăng ký.
2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chư¬ơng trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây ph¬ương hại đến quyền tác giả.
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.
* Quyền Sở hữu trí tuệ khẳng định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, doanh nhân:
Quyền SHTT là một cách thức hữu hiệu để chủ sở hữu quyền xây dựng và khẳng định giá trị thương hiệu của Doanh nghiệp, Doanh nhân. Trong khi đó, Thương hiệu giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững, thịnh vượng của Doanh nghiệp. Thương hiệu phản ánh chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như giá trị gia tăng của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường. Thương hiệu cũng chính là “cánh tay nối dài” của Doanh nghiệp để định vị, lấy được niềm tin của người tiêu dùng trên thị trường. Khi nhìn thấy các Thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ uy tín, người tiêu dùng đã rất yên tâm đôi khi không cần quan tâm tới giá hay các yếu tố cấu thành nên sản phẩm, dịch vụ. Thương hiệu góp phần khẳng định được giá trị, sự chi phối, ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể khẳng định, Thương hiệu là một tài sản vô giá, là nguồn tài nguyên vô tận của Doanh nghiệp, Doanh nhân.
Việc đăng ký bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ đặc biệt là Quyền sở hữu công nghiệp rất quan trọng bởi lẽ Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định. Đăng ký Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng sẽ giúp Doanh nghiệp, Doanh nhân được Nhà nước công nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Đây là bước đệm vững chắc cho việc quảng bá hình ảnh cũng như Thương hiệu của Doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG – với hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề. Một Hãng Luật hàng đầu trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ và tư vấn Doanh nghiệp tại Hà Nội. Các luật sư, chuyên gia của chúng tôi cam kết luôn luôn làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, sáng tạo; đưa ra các phương án, giải pháp pháp lý tối ưu, tích cực nhất, hiệu quả nhất để quyền lợi của Quý Doanh nghiệp, Quý khách hàng thực sự được đảm bảo tốt nhất, được pháp luật bảo vệ. Quý vị có nhu cầu tư vấn, đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ, xin hãy liên hệ với Hãng Luật Anh Bằng để được thụ hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp hoàn hảo *. Hotline: 1900 6512 - 0913 092 912
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 1503, Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
Web: anhbanglaw.com - luatsucovandoanhnghiep.vn
Email: luatsuanhbang@gmail.com * luatsuminhbang@gmail.com
Hotline Tư vấn Sở hữu trí tuệ: 0913 092 912 * 0982 69 29 12 - Ls Bằng
|