Tranh chấp đất đai - Khiếu hay Kiện? Luật sư chuyên tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi vụ án tranh chấp đất đai. Đường dây nóng: 0243.7.673.930 – 0243.7.675.594 – 0913 092 912 – 0982 69 29 12.
Thưa Luật sư:
Gia đình tôi có mảnh đất 15x23m 2 ở Hưng Yên, do sinh sống ở Hà Nội nên đất nhà tôi bị gia đình ông Tân (hàng xóm) xây nhà xâm chiếm 3m sang đất nhà tôi, dài 6m. Tôi đã chủ động nói chuyện nhưng ông Tân không chịu. Vậy nay tôi nên khởi kiện hay khiếu nại để giải quyết tranh chấp này ?
Cảm ơn Luật sư !
Trả lời.
Cảm ơn Quý khách hàng đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Hãng Luật Anh Bằng. Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của Bạn như sau:
Cơ sở pháp lý:
- Luật đất đai 2013 ;
- Luật khiếu nại 2011.
Đối với tranh chấp đất đai nhà anh,chị thì trước tiên theo quy định của Luật đất đai 2013 có quy định như sau:
Hoà giải tranh chấp đất đai.
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Cho nên, với trường hợp mà 2 gia đình không tự hoà giải được thì sẽ phải gửi đơn tới Uỷ ban nhân dân để hoà giải, mà nếu hoà giải không thành thì nếu gia đình có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chị sẽ gửi đơn tới Toà án để giải quyết.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Toà án.
Việc khởi kiện tranh chấp đất đai được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện.
Người khởi kiện viết đơn khởi kiện theo mẫu. Đơn khởi kiện phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Lưu ý: Khi nộp đơn khởi kiện quý khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp như:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Các giấy tờ giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền như biên bản hòa giải không thành;
Các giấy tờ khác nếu có.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện.
Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo được gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang bị tranh chấp.
Cách thức nộp đơn:
Nộp trực tiếp tại Tòa án.
Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 3: Nộp tạm ứng án phí.
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy hồ sơ hợp lệ và vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án thông báo cho người khởi kiện làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Toà án sẽ thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.
Tòa án sẽ có giấy triệu tập gửi tới hai bên tranh chấp yêu cầu có mặt tại tòa để lấy lời khai. Sau đó Tòa sẽ xác minh làm rõ vấn đề tranh chấp đất đai của hai bên.
Thủ tục khiếu nại về đất đai.
Điều 204 Luật đất đai 2013 quy định giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau:
Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai.
1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại 2011 quy định Trình tự khiếu nại.
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trân trọng.
Mọi thắc mắc, bận tâm vui lòng xin liên hệ:
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 905, Tòa nhà CT 4-5, ngõ 6, Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
E: luatsuanhbang@gmail.com * hangluatanhbang@gmail.com
W: anhbanglaw.com * luatsucovandoanhnghiep.vn
Hotline GĐ : 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng
|