CHO VAY TIỀN KHÔNG LẬP VĂN BẢN, CHỈ NÓI BẰNG MIỆNG CÓ KIỆN ĐÒI ĐƯỢC KHÔNG ? LUẬT SƯ TƯ VẤN DÂN SỰ, HỢP ĐỒNG : 0243.7.673.930 - 0913 092 912 - 0982 69 29 12
1. Hợp đồng vay tài sản bằng miệng có hợp pháp hay không?
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Tại Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định : “ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Như vậy, vay tiền cũng được coi là hoạt động xác lập giao dịch dân sự vay tài sản.
Điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự nói chung được BLDS 2015 quy định tại Khoản 1 Điều 119 : “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”, đồng thời, đối với hợp đồng vay tài sản không có quy định bắt buộc về đăng ký, công chứng chứng thực hợp đồng hay bắt buộc phải tạo lập thành văn bản thì mới có hiệu lực. Hợp đồng vay tài sản được thỏa thuận bằng miệng là hoàn toàn hợp pháp nếu đáp ứng đủ yếu tố về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 BLDS 2015 gồm: yếu tố chủ thể, tính tự nguyện của các bên tham gia giao dịch, mục đích và nội dung không vi phạm điều cấm của xã hội.
+ Có thể khẳng định hợp đồng vay tài sản giao kết bằng miệng là hoàn toàn hợp pháp.
2. Kiện đòi tài sản đối với hợp đồng vay bằng miệng.
Về nguyên tắc hợp đồng vay tiền không lập văn bản, chỉ thỏa thuận miệng cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên. Do vậy, bên vay và bên cho vay cũng có các quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với loại hợp đồng mà mình đã xác lập. Theo đó, nghĩa vụ đương nhiên của bên vay là “ trả đủ tiền khi đến hạn”- Khoản 1 Điều 446 BLDS 2015.
Tuy nhiên, vì là hợp đồng không lập thành văn bản nên việc chứng minh khoản vay là điều tương đối khó khăn. Không ít những trường hợp không chứng minh được giao dịch giữa bên vay và bên cho vay, hay tranh chấp về số tiền vay bởi không có chứng cứ, không có bất kì phương tiện nào ghi nhận giao dịch này. Mà theo quy định của BLTTDS 2015, tại Khoản 5 Điều 70 , một trong những nghĩa vụ của nguyên đơn là cung cấp tài liệu, chứng cứ; chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu không có hợp đồng chứng minh việc vay tiền, số tiền vay thì nguyên đơn cũng có thể đưa ra các tài liệu khác để chứng minh ví dụ như : Các cuộc trao đổi, biên bản giao/nhận tiền, băng ghi âm, ghi hình liên quan đến việc vay tiền, giấy tờ/biên lại chuyển khoản, giải ngân…; đưa ra nhân chứng biết về mối quan hệ, giao dịch …từ đó có cơ sở chứng minh hợp đồng vay tiền là có thật. Trường hợp không có bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của hợp đồng vay tài sản này, sẽ không có cơ sở để Tòa án thụ lý giải quyết tranh chấp.
Trên đây là toàn bộ câu trả lời giải đáp vấn đề : “Cho vay bằng miệng, không lập văn bản có đòi được không?” của Hãng luật Anh Bằng.
Chúng tôi, HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW (Từ năm 2007) tự hào là một trong những Hãng luật, Công ty luật hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm hoạt động pháp lý tại Hà Nội. Chúng tôi vinh dự đạt được nhiều danh vị, giải thưởng thương hiệu danh tiếng, tin cậy do các cơ quan, tổ chức uy tín chứng nhận, đặc biệt là bằng khen của Liên đoàn Luật sư Toàn quốc, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội… Chúng tôi thường xuyên tiếp xúc, cọ sát; nhiều kỹ năng, kinh nghiệm tư vấn, thực hiện các công việc về soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ, đơn thư khiếu nại, khởi kiện tranh chấp về giao dịch hợp đồng, đất đai, nhà ở, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính; đại diện trung gian giải quyết các tranh chấp giao dịch về hợp đồng, đất đai, nhà ở, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính; tư vấn, soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ khiếu nại, khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng, đất đai, nhà ở, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính; tranh tụng bảo vệ, biện hộ trong các vụ việc khiếu nại, vụ án kiện tụng tranh chấp đất đai, nhà ở, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính... Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là: || Tạo lập || Nền tảng || Vững bền - ^ ^ Tạo lập một nền tảng pháp lý vững bền cho khách hàng, thân chủ ^ ^. Hãng Luật Anh Bằng đã thiết lập đường dây nóng tiếp nhận yêu cầu tư vấn, trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn quốc: 0243.7.675.594 * 0913 092 912 - 0982 69 29 12.
Trân trọng.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. since 2007
VPGD: P. 905, Tòa nhà CT4-5, ngõ 6,Phố Dương Đình Nghệ, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Dây nói: 0243.7.673.930 * 0243.7.675.594 * 0243. 7.647.459
E : luatsuanhbang@gmail.com * hangluatanhbang@gmail.com
W: anhbanglaw.com – luatsucovandoanhnghiep.vn
Hotline GĐ: 0913 092 912 - 0982 69 29 12 Luật sư Minh Bằng
|