THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ THEO PHÁP LUẬT. Đường dây nóng Tư vấn: 0982 69 29 12
Chúng tôi - Hãng Luật ANH BẰNG xin được gửi tới Quý vị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất.
Thưa Quý vị, khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục phải thực hiện để xác lập quyền tài sản của một người theo di chúc hoặc theo hàng thừa kế (trong trường hợp không có di chúc, hoặc di chúc không rõ ràng) đối với phần di sản được hưởng. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế hiện nay được pháp luật quy định khá cụ thể, việc khai nhận được thực hiện sau thời điểm mở thừa kế (tức thời điểm người để lại di sản chết). Tuy nhiên, trong thực tế thì không phải ai cũng nắm được trình tự, thủ tục cũng như những loại giấy tờ cần chuẩn bị. Điều này khiến cho người có nhu cầu khai nhận di sản tốn khá nhiều thời gian công sức để tìm hiểu, thực hiện.
Chúng tôi - Hãng Luật ANH BẰNG với một đội ngũ Luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm khi đã tham gia tư vấn thực tế hàng nghìn vụ việc cho khách hàng trong 10 năm qua sẽ tư vấn, đưa ra những giải pháp tối ưu, những lời tư vấn tốt nhất cho Quý vị khi thực hiện thủ tục KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ. Để Quý vị đọc phần nào tìm hiểu về thủ tục KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ theo quy định của pháp luật hiện nay, Chúng tôi xin được gửi tới Bài viết: “ THỦ TỤC NHẬN DI SẢN THỪA KẾ THEO DI CHÚC VÀ THEO PHÁP LUẬT”. Kính mời Quý vị theo dõi.
Về trình tự, thủ tục tiến hành khai nhận di sản thừa kế gồm các bước như sau: Hotline tư vấn - 0982 69 29 12
Bước 1: Nguời yêu cầu khai nhận di sản nộp hồ sơ để lập thông báo về việc khai nhận di sản thừa kế.
* Những giấy tờ cần chuẩn bị gồm có:
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Bản sao Giấy tờ tùy thân;
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng tài sản;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản.
Bước 2: Tổ chức công chứng thực hiện việc niêm yết thông báo mở thủ tục khai nhận.
Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, công chứng viên tiến hành lập thông báo mở thủ tục khai nhận di sản. Việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời gian 15 ngày. Thủ tục niêm yết thông báo mở thủ tục khai nhận di sản do tổ chức công chứng thực hiện và được thực hiện tại trụ sở của UBND cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản và nơi có bất động sản (nếu di sản để lại có tài sản là bất động sản).
Thông báo mở thủ tục khai nhận di sản sẽ bao gồm một số nội dung chính như: thông tin họ tên người để lại di sản, người khai nhận di sản; danh mục di sản được thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận;…
Bước 3: Lập văn bản nhận di sản thừa kế.
Sau khi hết thời hạn niêm yết thông báo mở thủ tục khai nhận di sản mà không có khiếu nại, tố cáo thì các đồng thừa kế lập văn bản khai nhận hoặc thỏa thuận phân chia di sản.
Đối với trường hợp những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trường hợp người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.
Người yêu cầu chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Giấy tờ về pháp lý của người để lại di sản, người nhận di sản;
- Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản;
- Giấy chứng tử của người để lại di sản;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế (trong trường hợp thừa kế theo pháp luật hoặc di chúc không xác định rõ phần di sản được phân chia cho mỗi người);
- Di chúc (trong trường hợp thừa kế theo di chúc).
Bước 4: Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia hoặc văn bản khai nhận di sản.
Công chứng viên kiểm tra xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản là căn cứ để người được hưởng di sản làm thủ tục để xác lập quyền tài sản của mình đối với di sản được hưởng.
Bước 5. Thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với di sản
được hưởng.
Đối với một số loại tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như: nhà ở, quyền sử dụng đất, ôtô, xe máy,… Sau khi đã làm thủ tục khai nhận di sản, người được hưởng di sản nộp hồ sơ trong đó có văn bản thỏa thuận phân chia, khai nhận di sản đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.
Để có thể tìm hiểu thêm về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, mời Quý vị và Bạn đọc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, trao giải pháp tối ưu và thuh hưởng dịch vụ chuyên nghiệp, đẳng cấp hoàn hảo.
Trân trọng cảm ơn.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW | Since 2007.
VPGD: P.1503 Tòa nhà HH1 Phố Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội, Việt Nam
Emai: luatsuanhbang@gmail.com | hangluatanhbang@gmail.com
Dây nói: 0243. 7.675.594 | 0243.7.675.594 | Fax: 0243.7.675.594.
Hotline: Luật sư. ThS Luật học: Minh Bằng 0913 092 912 - 0982 69 29 12
DÂY NÓI TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ, ĐẤT ĐAI, NHÀ Ở: 0982 69 29 12
|