TPP và các vấn đề xung quanh quyền Sở hữu trí tuệ.
- $ ))) Hội nhập TPP, nền kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội nhưng cũng đứng trước nhiều thử thách mới. Trong TPP, cam kết về Sở hữu trí tuệ (SHTT) là một nội dung rất quan trọng, là vấn đề đang được hầu hết các Doanh nghiệp, Doanh nhân quan tâm. Do tính chất quan trọng của SHTT nên trong 30 chương của Hiệp định TPP, người ta đã dành hẳn một chương riêng về SHTT, trong đó điều chỉnh các lĩnh vực về bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền, bí mật thương mại, các hình thức khác của quyền SHTT.
Thứ nhất, liên quan đến hàng hóa và chỉ dẫn địa lý: Nội dung liên quan đến việc bảo vệ các chỉ dẫn địa lý mới, bao gồm cả những chỉ dẫn địa lý đã được công nhận hoặc được bảo vệ ở những hiệp định quốc tế khác. Hiệp định TPP yêu cầu Việt Nam gia nhập Điều ước về Luật Nhãn hiệu. Điều ước đòi hỏi phải đơn giản hóa thủ tục, xác định quyền đối với nhãn hiệu, tức là thủ tục đăng ký nhãn hiệu.
Thứ hai, về bản quyền: Chương về SHTT xây dựng những cam kết liên quan đến quyền của người sáng chế, bảo hộ rõ rệt đối với các tác phẩm như bài hát, phim, sách, phần mềm…, các biện pháp bảo vệ công nghệ và thông tin quản lý bản quyền.
Thứ ba: Bằng sáng chế, Dữ liệu thử nghiệm chưa công bố, Tri thức truyền thống: Đơn giản hóa và mở rộng tiêu chuẩn đối với việc cấp bằng sáng chế, mở rộng thời gian bảo hộ đối với sáng chế nhằm bù đắp khoảng thời gian trì hoãn cùng với đó, mở rộng quyền độc quyền về dữ liệu.
Thứ tư, Quyền quản lý thông tin: TPP quy định liên quan đến quyền của người sở hữu quyền về quản lý thông tin nhằm hạn chế các hành vi xâm phạm bản quyền và các quyền có liên quan, đồng thời mở rộng phạm vi của các hoạt động bị cấm.
Và cuối cùng, các nội dung khác trong Sở hữu trí tuệ cũng được TPP đề cập một cách cụ thể, có những điều chỉnh linh hoạt và theo hướng mở rộng tích cực.
Nhìn vào thực tế các DN Việt Nam trước đây “có thói quen” sử dụng phần mềm không bản quyền, bởi đỡ chi phí. Nhưng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP, một khi DN xuất khẩu buộc phải sử dụng phần mềm bản quyền thì chi phí của DN sẽ tăng lên, tức là sự cạnh tranh sẽ giảm. Nếu như các DN nước ngoài rất quan tâm đến Sở hữu trí tuệ thì DN Việt Nam lại tỏ ra quá hững hờ. Trong công cuộc hội nhập này, nếu các Doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục lối cũ, không có hướng cải cách, không quan tâm đến các vấn đề về bản quyền tác giả, về sở hữu trí tuệ thì thật sự là một điều đáng lo ngại trong tương lai.
* Những năm qua, mới chỉ có 20% DN Việt Nam xác lập quyền SHTT, nhưng việc thực thi vẫn còn quá yếu. Đây là điều vô cùng quan ngại trong TPP, khi làn sóng đầu tư, hàng hóa nước ngoài tràn ngập Việt Nam. Khi thực thi TPP, các vi phạm về nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế... sẽ là thách thức không nhỏ đối với DN Việt Nam.
* Ngoài việc tôn trọng quyền SHTT để tránh tranh chấp, tài phán, các DN Việt Nam cần đẩy mạnh việc đăng ký sản phẩm của mình ở trong nước và quốc tế để ngăn ngừa rủi ro về sau.
Chúng ta còn nhớ, bài học về thương hiệu của Petro Vietnam, cà phê Trung Nguyên tại Mỹ, thuốc lá Vinataba tại châu Á, cà phê Buôn Mê Thuộc tại Trung Quốc... Đây là lời cảnh tỉnh vô cùng cấp bách đối với DN Việt Nam “trên đường hội nhập ra biển lớn”.
# Cần phải khẳng định rằng khi gia nhập TPP thì Việt Nam cũng cần phải xác định việc xây dựng chiến lược phát triển SHTT là một trong những con đường đúng đắn để nâng cao giá trị gia tăng của nền kinh tế. Một đất nước đi gia công và xuất khẩu thô sẽ không thể là một đất nước có sự phát triển bền vững và thần kỳ được.
Biên tập và tổng hợp.
HÃNG LUẬT ANH BẰNG.
======================
HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007
# Thương hiệu mạnh về dịch vụ Luật sư Tư vấn Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
VPGD: P.1503, tòa nhà HH, phố Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội
Dây nói: 043.7.673.930 - 043.7.675.594 - Fax: 043.7.675.594
Dây nói: 0913 092 912 - Trưởng Hãng Luật - Luật sư, Ths Minh Bằng
Hotline tư vấn Pháp luật Sở hữu trí tuệ toàn quốc 0982 69 29 12
======================
|